Lịch sử Bauhaus Bauhaus

Walter Gropius, người đã sáng lập nên trường phái Bauhaus.

Trường phái kiến trúc Bauhaus xuất hiện lần đầu tiên ở Weimar, sau đó lan ra Dessau. Các tòa nhà của trường phái Bauhaus được xây dựng từ năm 1919 đến năm 1933 dựa theo các thiết kế và trang trí của các giáo sư trường là Walter Gropius, Hannes Meyer, Laszlo Moholy-NagyWassily Kandinsky, khiến nó trở thành trào lưu và hình mẫu của kiến trúc hiện đại.

Kiến trúc này bắt nguồn từ chính việc xây dựng trường Bauhaus tại Weimar để thay thế cho tòa nhà trường nghệ thuật và ứng dụng Grand Duchy của Saxony xây dựng từ năm 1860. Tòa nhà dựa theo kiến trúc tiến bộ của Jugendstil được hoàn thành vào năm 1919 với các bức tranh tường của Herbert và các tác phẩm điêu khắc của Oskar Schlemmer.

Đến năm 1923, Georg Muche với thiết kế về tòa nhà Haus am Horn được coi là mô hình triển lãm đầu tiên được thực hiện đã tuyên bố hình thành phong cách kiến trúc mới Bauhaus. Sau đó, các tòa nhà theo kiến trúc này lần lượt được xây dựng như: Annexes ở Weimar (1925), Meisterhäuser ở Dessau, khu đô thị Dessau, khu nhà ở của giáo viên Bauhaus...

Năm 1933, Trường Bauhaus đóng cửa, các tòa nhà của Bauhaus được sử dụng cho mục đích khác, còn một số tòa nhà bị hư hỏng nặng vào năm 1943, trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Các tòa nhà thuộc trường phái Bauhaus gồm 5 khu vực thuộc Weimar (bang Thüringen) và Dessau (bang Sachsen-Anhalt) là:

  • Nhà chính của khoa Kiến trúc, khoa Kỹ thuật xây dựng - Đại học Weimar.
  • Tòa nhà khoa Nghệ thuật thiết kế do Van de Velde thiết kế xây dựng thuộc Học viện Nghệ thuật kiến trúc và xây dựng Weimar - Đại học Weimar.
  • Tòa nhà Haus am Horn ở Weimar.
  • Tòa nhà Bauhaus Dessau.
  • Tòa nhà Masters Houses ở Dessau thiết kế bởi Walter Gropius.

Weimar

Bauhaus được thành lập bởi Walter Gropius tại Weimar vào năm 1919, như một sự hợp nhất của Trường Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ Grand Ducal và Học viện mỹ thuật Weimar. Nguồn gốc của ngôi trường này bắt nguồn từ ngôi trường về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ được thành lập bởi Đại công tước của Saxe-Weimar-Eisenach vào năm 1906, và được lãnh đạo bởi kiến trúc sư trường phái Tân nghệ thuật người Bỉ Henry van de Velde.[9] Khi Henry van de Velde bị buộc phải từ chức vào năm 1915 do nguồn gốc là người Bỉ, ông tiến cử Gropius, Hermann ObristAugust Endell như những người kế nhiệm khả dĩ. Năm 1919, sau những sự chậm trễ gây ra bởi sự tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ nhất, và một cuộc tranh luận kéo dài về việc ai sẽ đứng đầu tổ chức cũng như ý nghĩa về mặt kinh tế-xã hội của một sự hòa giải giữa mỹ thuật truyền thốngmỹ thuật ứng dụng (một vấn đề vẫn trong quá trình được định nghĩa trong suốt quá trình hoạt động của trường), Gropius được làm giám đốc của một tổ chức mới kết hợp hai ngôi trường trên, mang tên gọi là Bauhaus.[10] Trong cuốn sách giới thiệu nhỏ cho một triển lãm vào tháng 4 năm 1919 mang tên "Triển lãm của các Kiến trúc sư Vô danh" ("Exhibition of Unknown Architects"), Gropius tuyên bố mục tiêu của ông là "để tạo ra một đoàn thể mới của các nghệ nhân thủ công, không có sự phân biệt giai cấp mà nâng cao một rào cản kiêu ngạo giữa nghệ nhân và nghệ sĩ." Cái tên mới Bauhaus - được sáng tạo bởi Gropius - có sự tham khảo từ cả từ mang nghĩa toà nhà (bauen) và Bauhütte, một hiệp hội nghệ nhân tiền hiện đại của thợ xây nhà bằng đá.[11] Mục đích ban đầu của Bauhaus là trở thành một sự kết hợp giữa trường dạy về kiến trúc, về thủ công mỹ nghệ và học viện về nghệ thuật. Năm 1919, họa sĩ người Thụy Sĩ Johannes Itten, họa sĩ người Mỹ gốc Đức Lyonel Feininger, và nhà điêu khắc người Đức Gerhard Marcks, cùng với Gropius, là các giảng viên đầu tiên của Bauhaus. Đến năm sau, hàng ngũ của họ đã phát triển bao gồm họa sĩ, nhà điêu khắc và thiết kế người Đức Oskar Schlemmer, người đứng đầu khoa kịch nghệ, và họa sĩ người Thụy Sĩ Paul Klee, gia nhập năm 1922 theo lời mời của họa sĩ người Nga Wassily Kandinsky. Một năm đầy biến động tại Bauhaus, năm 1922 cũng chứng kiến ​​sự kiện họa sĩ Hà Lan Theo van Doesburg tới Weimar để quảng bá về De Stijl ("The Style"), và một chuyến viếng thăm Bauhaus của nghệ sĩ và kiến trúc sư trường phái Kiến tạo người Nga El Lissitzky.[12]

Tòa nhà chính của Bauhaus-University Weimar (được xây dựng năm 1904-1911, thiết kế bởi Henry van de Velde để đặt xưởng điêu khắc tại trường nghệ thuật Grand Ducal Saxon. Chứng nhận là Di sản Thế giới của UNESCO năm 1996).Sảnh chính của Bauhaus-University Weimar với cầu thang kiểu Jugendstil.

Từ năm 1919 đến năm 1922, ngôi trường đã được định hình bởi các ý tưởng sư phạm và thẩm mỹ của Johannes Itten, người đã dạy các bài giảng về Vorkurs hoặc "khoá học dẫn nhập", là giới thiệu về các ý tưởng của Bauhaus.[10] Itten đã chịu ảnh hưởng mạnh trong việc giảng dạy của mình bởi các ý tưởng của Franz CižekFriedrich Wilhelm August Fröbel. Ông cũng chịu ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ của các tác phẩm của nhóm Blaue Reiter tại Munich, cũng như các tác phẩm của nghệ sĩ trường phái Biểu hiện người Áo Oskar Kokoschka. Ảnh hưởng của Trường phái Biểu hiện Đúc được ưa chuộng bởi Itten cũng là tương tự theo một vài khía cạnh thuộc về phe mỹ thuật truyền thống của cuộc tranh luận đang diễn ra. Ảnh hưởng này lên đến đỉnh điểm với việc bổ sung thành viên sáng lập của Der Blaue Reiter, Wassily Kandinsky vào bộ phận giảng viên và kết thúc khi Itten từ chức vào cuối năm 1922. Itten đã được thay thế bởi nhà thiết kế người Hungary László Moholy-Nagy, người viết lại Vorkurs với quan điểm nghiêng về trường phái New Objectivity được ưa chuộng bởi Gropius, cũng là tương tự theo một vài khía cạnh thuộc về phe mỹ thuật ứng dụng của cuộc tranh luận. Mặc dù sự thay đổi này là một điều quan trọng, nó không đại diện cho một sự thay đổi mang tính cấp tiến quá nhiều từ quá khứ như là một bước tiến nhỏ trong một phong trào kinh tế xã hội rộng lớn hơn, bằng phẳng hơn, đã diễn ra ít nhất kể từ năm 1907 khi van de Velde đã lập luận cho một nền tảng về mặt thủ công mỹ nghệ cho việc thiết kế trong khi Hermann Muthesius đã bắt đầu hoàn tất các nguyên mẫu công nghiệp.[12]